Đoàn Chuẩn (15 tháng 6 năm 1924 – 15 tháng 11 năm 2001) là một nghệ sĩ biểu diễn ghi-ta Hawaii, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ. Sinh ra trong một gia đình tư sản nổi tiếng ở Hải Phòng, ông là con trai thứ hai của nhà tư sản Đoàn Đức Ban (Vạn Vân) – chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng và lớn nhất trên toàn cõi Đông Dương trước Cách mạng Tháng Tám (1945). Ông lớn lên ở Hà Nội và là nghệ sĩ chơi đàn ghi-ta Hawaii. Ông sáng tác ca khúc đầu tiên là “Ánh trăng mùa thu” vào năm 1947 tại làng Đống Năm, Đông Hưng, Thái Bình. Ca khúc này gắn với một kỷ niệm về làng Khuốc (đất Chèo). Tất cả ca khúc của ông đều được ghi tên tác giả là “Đoàn Chuẩn-Từ Linh”. Thực ra Từ Linh (? – 1992) không trực tiếp tham gia sáng tác, nhưng Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người để tôn vinh người bạn tri âm của mình, tôn vinh tình bạn đã góp phần tạo cảm hứng nghệ thuật. Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu – một nhiếp ảnh gia. Cái tên chung mà người nhạc sĩ này đã chọn để sử dụng vẫn là một ẩn số đối với công chúng.
1. Ánh trăng mùa thu, 1947 (ca khúc đầu tay)
2. Tình nghệ sĩ, 1947
3. Đường về Việt Bắc, 1948
4. Lá thư, 1949
5. Thu quyến rũ, 1950
6. Chuyển bến, 1952
7. Gửi gió cho mây ngàn bay, 1952
8. Cánh hoa duyên kiếp (hay “Dạ lan hương”), 1953
9. Lá đổ muôn chiều, 1954
10. Tà áo xanh (hay “Dang dở”), 1955
11. Chiếc lá cuối cùng, 1955
12. Để có những chiều tắt nắng, 1955
13. Một gói nho khô, một cánh pensée, 1955
14. Vàng phai mấy lá (hay “Vĩnh biệt” hay “Bài ca bị xé”), 1955
15. Tâm sự, 1956
16. Gửi người em gái miền Nam, 1957
17. Bên cầu, 1962
18. Thuở trâm cài (bút danh Việt Tử; 1965)[1]
19. Khuôn mặt em (thơ: Văn Cao), 1987
20. Đường thơm hoa sữa gọi (thơ: Vân Long), 1988
21. Phấn son, 1989
22. Màu nắng có bao giờ phai đâu, 1989 (ca khúc cuối cùng)